Tọa đàm "Hành động vì khí hậu và an ninh nguồn nước cho hòa bình và phát triển bền vững" ngày 19.03.2024
Nhằm hưởng ứng, tuyên truyền sâu rộng về chủ đề và tầm quan trọng của ngày Nước thế giới 22/03/2024, ngày Khí tượng thế giới 23/03/2024 và Chiến dịch giờ Trái đất 23/03/2024, ngày 19 tháng 3 năm 2024, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường tổ chức tọa đàm với chủ đề HÀNH ĐỘNG VÌ KHÍ HẬU VÀ AN NINH NGUỒN NƯỚC CHO HÒA BÌNH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
Phát biểu tại Tọa đàm, GS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học TN&MT Hà Nội cho biết, Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch giờ Trái đất năm 2024 được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, kêu gọi sự quan tâm, của đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn Trường về tầm quan trọng của tài nguyên nước, của công tác khí tượng thủy văn và trách nhiệm trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo tồn tài nguyên năng lượng nhằm giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới mục tiêu net zero, phát triển kinh tế xanh, đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển bền vững.
GS.TS Huỳnh Thị Lan Hương, Chủ tịch Hội đồng Trường phát biểu hưởng ứng ngày Nước thế giới, ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch giờ Trái đất năm 2024
Các diễn giả PGS.TS Phạm Quý Nhân, TS Hoàng Phúc Lâm, TS Hà Quang Anh với các bài trình bày về “Vai trò nước dưới đất đối với an ninh nguồn nước ở Việt Nam”, “Hiện tượng enso và nhận định xu hướng thời tiết, khí hậu trong thời gian tới”, “COP 28 và cam kết của việt nam về làm mát toàn cầu” đã cung cấp các thông tin cơ bản, thời sự về tầm quan trọng của tài nguyên nước dưới đất ở Việt Nam, hoạt động của ENSO ở Việt Nam cũng như các cam kết của Việt Nam tại COP28.
PGS.TS Phạm Quý Nhân cho biết tài nguyên nước dưới đất ở VN vô cùng phong phú nhưng không phải là vô hạn và đối mặt với nhiều thách thức như suy thoái do khai thác quá mức, ô nhiễm và xâm nhập mặn. Một khi Tài nguyên nước dưới đất đã bị ô nhiễm thì rất khó có thể phục hồi vì vậy cần có các quy hoạch, chính sách cụ thể để quản lý khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.
Tọa đàm Hành động vì khí hậu và an ninh nguồn nước cho hòa bình và phát triển bền vững (từ trái qua: PGS.TS Phạm Quý Nhân, TS. Hoàng Phúc Lâm, TS. Hà Quang Anh, TS. Lê Thị Thường)
Trong khi đó, TS Hoàng Phúc Lâm nhấn mạnh rằng El Nino sẽ suy yếu và chuyển sang pha trung tính sau đó chuyển nhanh sang La Nina trong mùa hè 2024. Điều này dẫn đến số lượng Bão và ANTĐ năm 2024 trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền có khả năng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ (khoảng 9-11 ở BĐ và 4-5 cơn ảnh hưởng đến đất liền). Trên phạm vi toàn quốc hầu hết các tháng năm 2024 nhiệt độ có khả năng cao hơn, số đợt nắng nóng có khả năng nhiều hơn và gay gắt hơn so với TBNN, tập trung từ tháng 4 đến tháng 8 tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Ở phía Nam tiếp tục có xu hướng ít mưa hơn TBNN.
TS Hà Quang Anh cho biết Thủ tướng Chính phủ tham dự và phát biểu tại các phiên họp quan trọng của COP28 diễn ra từ 30/11/2023 – 12/12/2023 tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới; Sự kiện công bố Cam kết làm mát toàn cầu; Tuyên bố Emirates về nông nghiệp bền vững, hệ thống lương thực thực phẩm có khả năng chống chịu và Hành động khí hậu…). Việt Nam tham gia cam kết làm mát toàn cầu (Global Cooling Pledge) với mục tiêu Giảm phát thải trên toàn cầu đối với các hoạt động làm mát của tất cả các lĩnh vực đạt ít nhất 68% vào năm 2050 so với năm 2022; Hợp tác thực hiện các giải pháp làm mát dựa vào tự nhiên, làm mát hệ thống, làm mát trung tâm và nâng cao hiệu suất năng lượng của thiết bị lạnh, kho lạnh thực phẩm, bảo quản vắc xin.
Tại buổi tọa đàm, các diễn giả cho thấy khi nguồn nước bị khan hiếm hoặc ô nhiễm, khi mọi người không có khả năng tiếp cận nước an toàn hoặc không được tiếp cận nước một cách bình đẳng thì căng thẳng có thể gia tăng giữa những cộng đồng trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia. Đồng thời những nỗ lực dự báo, cảnh báo sớm và chủ động hành động vì khí hậu là hoạt động toàn cầu nhằm tăng cường khả năng phục hồi và ứng phó rủi ro thiên tai, đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu. Bên cạnh đó, buổi tọa đàm cũng cho thấy vai trò quan trọng trong hành trình hướng tới Net Zero, đồng thời kêu gọi các quốc gia cùng hướng tới một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững trong đó áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, mở rộng các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn; giảm thiểu phát thải; chuyển đổi năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực; đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ nhằm giảm áp lực lên môi trường tự nhiên…
Một số hình ảnh buổi tọa đàm.
Văn nghệ chào mừng buổi Tọa đàm
PGS.TS, GVCC. Phạm Quý Nhân chia sẻ tại buổi Tọa đàm
TS Hoàng Phúc Lâm chia sẻ tại buổi Tọa đàm
TS. Hà Quang Anh chia sẻ tại buổi Tọa đàm
Lãnh đạo nhà trường chụp ảnh cùng các diễn giả và các giảng viên tham dự Tọa đàm
Ảnh chụp toàn cảnh hội trường (Lãnh đạo Nhà trường, các giảng viên, các diễn giả, và toàn thể sinh viên tham dự Tọa đàm)
Lê Việt Hùng
- NƯỚC CHO HÒA BÌNH (bài viết hưởng ứng ngày nước thế giới 2024)06.03.2024
- Hội thảo quốc tế GIS-IDEA 202301.11.2023
- Tuần sinh hoạt sinh viên-công dân đầu khóa, chào mừng tân sinh viên ĐH13 khoa Tài nguyên nước05.10.2023
- Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập khoa Tài nguyên nước và hội thảo quốc gia 2023 " Phát triển và quản lý bền vững Tài nguyên và môi trường: Từ miền núi tới vùng biển"03.10.2023
- Khoa Tài nguyên nước tham dự hội nghị quốc tế về Quản lý các tầng chứa nước ven biển khu vực Thái Bình Dương lần thứ 7 (7th APCAMM)27.08.2023
- Tin chế độ ưu đãi , hỗ trợ đối với các ngành truyền thống đặc thù trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội04.07.2023
- Nghiệm thu đề tài NCKH của sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên nước năm học 2022-2023 thành công xuất sắc24.05.2023
- Tin vui từ phương xa: 02 cựu sinh viên DH6 TNN đã bảo vệ và nhận bằng thạc sỹ tại AIT, Thái Lan và IHE Delft, Hà Lan18.05.2023
- Vietnam’s Water Resources: Current Status, Challenges, and Security Perspective- Published on Sustainability journal23.04.2023
- Chiến dịch ngày nước thế giới 2023- Thúc đấy sự thay đổi "Be the change"20.03.2023
- Chuẩn bị xuất bản sách Thực hành Quản lý Tài nguyên nước15.02.2023
- Ngày nước thế giới 2023 và chủ đề ngày nước thế giới qua các năm29.01.2023