Chuyển tới nội dung

Giới thiệu ngành Quản lý Tài nguyên nước

11.05.2020

1. Tại sao phải đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên nước?

Nước là nguồn tài nguyên quan trọng và không thể thiếu cho cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, tổng trữ lượng nước mặt 830 tỷ m3, nước dưới đất 63 tỷ m3 và trên 1 triệu km2 mặt nước biển với mức trung bình đầu người là 9.856m3/người/năm. Hiện nay, các thách thức quản lý tài nguyên nước đặt ra bao gồm: Phụ thuộc vào nguồn nước quốc tế; thiếu nước vào mùa khô; quản lý lưu vực sông; xâm nhập mặn; khai thác sử dụng bền vững hiệu quả; quan trắc giám sát tài nguyên nước; năng lực quản lý tài nguyên nước; thể chế chính sách về tài nguyên nước; biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tài nguyên nước. Để giải quyết các vấn đề thách thức đặt ra cần phải có chiến lược về quản lý tài nguyên nước bền vững, trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực yếu tố quyết định trong tiến trình này và rất cần thiết hiện nay.

2. Vì sao nên chọn ngành Quản lý Tài nguyên nước, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội?

2.1 Chương trình đào tạo tiên tiến

Ngành Quản lý Tài nguyên nước, trường đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội được thiết kế và xậy dựng dưới sự hỗ trợ các chuyên gia của Hà Lan theo dự án hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong Quản lý tài nguyên nước giữa chính phủ Việt Nam và Hà Lan với khung đào tạo chuẩn của Hà Lan và cập nhật tình hình thực tế tại Việt Nam.

Các học phần chuyên ngành tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước dưới đất, quản lý tổng hợp tài nguyên nước, phân tích đánh giá chất lượng nước, các mô hình số nước mặt, nước dưới đất, chất lượng, quản lý tài nguyên nước đô thị, kỹ năng nghề nghiệp tài nguyên nước, … đã lấp đầy được các khoảng trống trong đào tạo của các ngành trước đây về lĩnh vực thuỷ văn, địa chất thuỷ văn, kỹ thuật tài nguyên nước.

Hướng đào tạo tập trung để tạo ra các cử nhân có kiến thức cơ bản về quản lý và hiểu biết chuyên sâu về chuyên môn tài nguyên nước đã tạo được động lực cho học tập và đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn xã hội ngày nay.

2.2 Đa dạng cơ hội phát triển sau khi tốt nghiệp

Cơ hội làm việc tại các đơn vị trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường như: Cục quản lý tài nguyên nước; Trung tâm quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia; Cục Biến đổi khí hậu; Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân, Sở tài nguyên và môi trường các tỉnh: Khánh Hoà, Ninh Bình, Lạng Sơn, …

Cơ hội làm việc tại các công ty chuyên ngành về quản lý tài nguyên nước,  cấp thoát nước, xử lý nước, điều tra tài nguyên nước…

Cơ hội làm việc tại các tổ chức phi chính phủ về vấn đề quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước, môi trường, khoa học trái đất 

Cơ hội học tập thạc sỹ, tiến sỹ tại các nước phát triển dưới sự tư vấn và hỗ trợ từ các giảng viên trong mạng lưới hợp tác quốc tế của khoa Tài nguyên nước như: Hà Lan, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan…

2.3 Đời sống sinh viên năng động

Các lớp học thú vị với các bài giảng lý thuyết luôn được kết hợp với thực hành trong phòng và ngoài thực địa cho tất cả các môn học chuyên ngành. Sinh viên được tham gia cùng học và nghiên cứu khoa học với các bạn sinh viên nước ngoài.Các hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu ngày nước thế giới, và các cuộc thi Olympic tiếng Anh  luôn được tổ chức hàng năm và mỗi học kỳ. 

 3. Chỉ tiêu tuyển sinh ngành Quản lý Tài nguyên nước, trường Đại học Tài nguyên và môi trường năm 2020 như thế nào?

Năm 2020, Ngành Quản lý tài nguyên nước tuyển sinh dưới 2 hình thức xét tuyển: Thi PTTH, Xét học bạ lớp 12 với tổng chỉ tiêu là 40 sinh viên

Các nhóm tổ hợp xét tuyển  A00: Toán, Vật lý, Hóa học;   B00: Toán, Hóa học, Sinh học; A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh;  C02: Ngữ Văn, Toán, Hóa học.

Mã trường: DMT; Mã ngành đào tạo: 7850198

Thông tin liên hệ :

Khoa Tài Nguyên nước,  Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,

Phòng B610, Số 41A đường Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội

Hotline: 0989192227;Email:khoatnn@hunre.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/tainguyennuoc.hunre

Bài viết khác